ĐIỂM ĐẾN VĂN HOÁ ĐẶC SẮC NINH THUẬN

Ngoài những danh thắng tự nhiên ngoạn mục, du lịch Ninh Thuận còn thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan bởi những vẻ đẹp văn hóa bản địa thú vị, duyên dáng và sắc nét. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều lễ hội độc đáo, các di tích nổi tiếng làm lưu luyến những ai đam mê tìm hiểu về lịch sử nước nhà.

Nét văn hóa đặc sắc Tháp Po Klong Garai

Đây là ngọn tháp Chăm nổi tiếng nhất tại Ninh Thuận cũng như vùng duyên hải miền Trung Bộ. Po Klong Garai đã tọa lạc trên đồi Trầu suốt hàng nghìn năm qua (từ thế kỷ XIII cho đến nay). Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 7km, theo hướng đông bắc mà đi, bạn sẽ bắt gặp ngọn tháp Po Klong Garai sừng sững, uy phong với màu vàng gạch nung đặc trưng.

Ảnh: Sưu tầm 

Đây là công trình tâm linh độc đáo của bà con người Chăm-pa thời cổ. hiện nay, ngọn tháp là điểm đến rất hấp dẫn vì có tầm nhìn về biển Ninh Thuận tuyệt vời. Bên cạnh đó, Po Klong Garai còn là công trình nghệ thuật đã được công nhận là di tích nghệ thuật đặc sắc Chămpa

Ảnh: Sưu tầm 

Garai Làng gốm Bàu Trúc – Nơi trọn đời ” xoay người múa đất “

Làng gốm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa của người Chăm tại Ninh Thuận còn sót lại. Trải qua hơn 800 năm hình thành và phát triển. Đến nay, gốm Bàu Trúc được xem là một bảo tàng sống chân thực của người Ninh Thuận.

Ảnh: Sưu tầm. Hình ảnh làng gốm Bàu Trúc 

Bàu Trúc còn là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Đông Nam Á hiện nay. Bên cạnh đó, đây cũng là ngôi làng duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay. Hiện nay, gốm Bàu Trúc đã nằm trong chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của người Chăm. Đây cũng là một điểm đến du lịch vô cùng nổi tiếng tại Ninh Thuận.

Ngôi làng Bàu Trúc này trước đây còn có tên gọi theo tiếng chăm là Paley Hamu Trok. Nó có nghĩa là “Ma Tró” hay “làng trũng” trong tiếng Việt. Thời vua Minh Mạng năm 1832, đây là địa danh làng Vĩnh Thuận rất nổi tiếng.

Đến năm 1964, do một trận lũ lớn mà làng phải dời về vùng đất có nhiều cây trúc bên cạnh một cái ao lớn. Từ đó, làng này có cái tên khá độc đáo là Làng gốm Bàu Trúc.

Nét độc đáo trong nghệ thuận làm gốm ở Bàu Trúc.

Hiện nay, làng gốm này có khoảng hơn 400 hộ gia đình. Trong đó có đến 80% còn tiếp tục theo nghề gốm. Họ đã mang đến hàng ngàn tác phẩm gốm cực kỳ đẹp mắt, có giá trị văn hóa và giá trị thực tiễn cao, được nhiều người yêu thích. Nét độc đáo và đặc trưng nhất của gốm Bàu Trúc đó chính là những sản phẩm này được hoàn thành hoàn toàn bằng thủ công. Sử dụng sức tay và chân là chủ yếu. Chúng mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc của các nghệ nhân.

Bên cạnh đó, hoa văn trên gốm Bàu Trúc chính là những đường chạm khắc mang đậm nét văn hóa Chăm xưa. Chúng là hình ảnh sông nước, chấm vỏ sò hay hoa văn móng tay độc đáo… Gốm Chăm Bàu Trúc thường có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, đen, xám xen lẫn những vệt nâu đặc trưng. Chúng có tính “độc bản”.

Hiện nay, các sản phẩm gốm Bàu Trúc luôn có sự khác biệt. Chúng đã lưu giữ lại cái hồn riêng mà không bất cứ làng gốm nào có được.

Văn hoá Chăm – Lễ hội thuyền thống của Người Chăm

Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm theo đoạ Bàlamôn sinh sống nhất trong cả nước. Văn hoá Chăm ở đây vẫn còn lưu giữ khá đậm nét, thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các khu đền tháp, nghề gốm và dệt thổ cẩm cổ truyền. Trong đó nổi bật nhất là lễ hội Katê, một trong những lễ hội hàng năm quan trọng được người Chăm bảo tồn và duy trì. Y trang nữ thần Pô Inưgar được người Raglai chuyển xuống để chuyển giao cho người Chăm

1. Lễ Hội Katê

Lễ hội Katê diễn ra vào tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 10 dương lịch) với mục đích cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, vật nuôi cây trồng sinh sôi phát triển. Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm được tổ chức để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổ tiên.

Nét đặc biệt trong lễ Katê   là có sự hiện diện của tộc người Ra-glai cùng đến phối hợp tổ chức, trình diễn nghệ thuật đánh Mã la ( Paoh Char ) và không gian của lễ hội lan toả dần từ đền tháp đến làng và từng gia tộc. Lễ hội Katê được xem là di sản văn hoá chung của Dân tộc CHampa và vùng Panduranga mà chủ nhân của lễ này, chính là toàn bộ cư dân Champa trong đó có cả Chăm Ahiér ( Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo), Chăm Awal ( Chăm ảnh hưởng Hồi Giáo ) và một số tộc người miền núi cao nguyên miền Trung Việt Nam

2. Lễ hội Cambur 

Lễ hội Campur được tổ chức vào tháng 9 Chăm lịch ( khoảng tháng 12 dương lịch ), mục đích để tạ ơn thần mẹ Po Inâ Nâgar, thần Đất đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt. Về cơ bản, các bước hành lễ của lễ Cambur cũng giống như lễ Katê nhưng quy mô tổ chức có phần nhỏ hơn.

Sau khi lễ Cambur ở các đền tháp tiến hành xong, ở các gia tộc cũng tổ chức cúng gia tiên. Nét khác biệt trong các cách thức hành lễ ở các địa phương có sự khác nhau thì không khí lễ hội Cambur ở ngôi đền Bimong Po Hanimper ở Pacam huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận so với các đền tháp ở Ninh Thuận dĩ nhiên cũng có sự khác biệt đậm nét.

3. Lễ hội Yuer Yang

Lễ hội Yuer Yang được tổ chức định kì hằng năm vào chiều ngày chủ nhật và sáng ngày thứ hai vào tháng 4 Chăm lịch (khoảng tháng 7 dương lịch). Mục đích của lễ Yuer Yang là tạ ơn thần mặt trời . Mục đích lễ Yuer Yang là cầu cho mưa xuống để có nước cày cấy, vì thế người Chăm thường giải thích Yuer Yang là lễ cầu đảo hay lễ thần nông

Trong thời gian 2 ngày hành lễ Yuer Yang, các chức sắc Ahiér như Po Adhia, Po Bac và Po Basaih sẽ tiến hành tẩy uế toàn bộ khu vực đền tháp (Balih Bamong). Đến tối, các chức sắc mang những bộ đại kinh ra đọc (Bac Agal Praong). Nội dung của bài kinh đọc trên đền tháp là những bài kinh cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu nguyện cho muôn vàn sinh linh trên trần thế an khang thịnh vượng. Buổi sáng ngày hôm sau, các chức sắc ngồi lại với nhau cùng hành lễ tế thần lửa (Cuh Yang Apuei) ở tại tháp Lửa (Ngôi tháp nằm ở phía nam). Sau đó, bàn giao công việc dâng lễ vật lên thần linh (Throa Yang) cho các chức sắc Kadhar, Pajuw, Camânei.

4. Lễ hội Peh Pabah Mbeng Yang

Lễ hội Peh Pabah Mbeng Yang tạm dịch là lễ mở cửa đền tháp, được tổ chức vào tháng 11 Chăm lịch, là lễ xin thần linh cho phép dân làng được khai kênh đắp đập, chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Ngoài ra, lễ còn có ý nghĩa cầu xin cho mưa xuống, cho mưa thuận gió hoà, cây cối, mùa màng tươi tốt sai hoa nặng quả. Trong khi làm lễ mở cửa đền tháp, ông Hamu Aia (ông Cai đập) nhảy múa, nhún nhảy với cây nỏ nường thể hiện cho quan hệ tính giao, nguồn gốc của sự sinh sôi nảy nở

Cùng một lễ nhưng nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu lại cho rằng, lễ Peh Pabah Mbeng Yang là dịp để cho các tộc họ đang canh tác trên thiên điền (Hamu Canyraow) dâng hương hoả (Brah sang brah kaje) cho thần linh và là để cho Ban tế tự các đền tháp phơi nắng những bộ lễ phục đã qua 3 lần sử dụng (Yuer Yang, Katé, Cambur) không bị ẩm mốc

ảnh: Sưu tầm 

Các lễ hội trên đền tháp mang tính thiêng liêng, đồng thời là nơi thể hiện những giá trị văn hoá, nghệ thuật dân gian đặc sắc nhất của người Chăm như ẩm thực, trang phục lễ hội, nghệ thuật hát kể lại tiểu sử, công đức của thần linh và anh hùng dân tộc được thần linh hoá.

 Lễ hội Chăm không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn thể hiện nhiều khát vọng sống vươn lên đạt đến các giá trị chân – thiện – mĩ như chính sự uy nghi của các ngôi tháp đứng vững vàng trên ngọn đồi cùng dòng chảy thời gian.

Bài viết liên quan
Gọi điện thoại
0901.820.168
Chat Zalo